Friday, 16 May 2014

Các biến chứng của viêm loét dạ dày có thể xảy ra theo thời gian, đặc biệt là nếu viêm dạ dày trở thành mãn tính sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Các biến chứng có thể bao gồm viêm loét dạ dày, loét chảy máu dạ dày, thiếu máu, ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng mất nước, các vấn đề về thận, thậm chí tử vong.

1. Dự đoán tiến triển của viêm dạ dày

Hầu hết mọi người bị viêm dạ dày có rất ít khả năng hồi phục hoàn toàn trong ngắn hạn. tuy nhiên những người bệnh được xác định nguyên nhân  và điều trị thích hợp sớm sẽ có nhiều cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trong trường hợp dự đoán tiến triển viêm dạ dày mãn tính có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét chảy máu, ung thư dạ dày.

biến chứng viêm loét dạ dày

4 biến chứng nguy hiểm nhất!!!
a) Hẹp môn vị: Biểu hiện lúc đầu cảm thấy đầy bụng, nặng bụng, ở chua kèm đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.
b) Thủng dạ dày: Bệnh nhân cảm thấy đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
c) Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.
d) Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.

2. Điều trị viêm dạ dày

Điều trị các nguyên nhân cơ bản của viêm dạ dày là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu hoặc giải quyết viêm dạ dày. Ví dụ, nếu nguyên nhân gây ra viêm dạ dày là Helicobacter pylori, điều trị bằng kháng sinh thích hợp (thường là sự kết hợp của amoxicillin và clarithromycin[Biaxin, Biaxin XL] cộng với bismuth subsalicylate[Pepto - Bismol]) thường có hiệu quả.
Nếu NSAIDs là nguyên nhân, cần dừng sử dụng nonsteroid. Kết hợp các loại thuốc kháng axit (Maalox, Rolaids, và Alka-Seltzer), histamin (H2) chẹn (famotidine [Pepcid AC], ranitidine [Zantac 75]) và PPI hoặc ức chế bơm proton ( omeprazole [Prilosec], pantoprazole[Protonix], esomeprazole [Nexium]).

3. Làm thế nào để ngăn chặn viêm dạ dày

 Nếu nguyên nhân của viêm dạ dày được ngăn ngừa, thì viêm dạ dày được ngăn chặn. Lạm dụng rượu hoặc NSAIDs là nguyên nhân, cách ngăn chặn tốt nhất là dừng đưa những chất này vào cơ thể. Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, phòng ngừa sẽ khó khăn hơn. Nhưng vệ sinh cơ thể, rửa tay, ăn uống hợp vệ sinh là biện pháp tốt để giảm nguy cơ viêm dạ dày từ các tác nhân gây bệnh.

tag: biến chứng viêm loét dạ dày, biến chứng bệnh dạ dày, biến chứng của bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, bệnh dạ dày

Nguồn: http://bachhoptrangkhang.vn/cac-bien-chung-viem-loet-da-day

Phổ biến

Blog Archive