Friday, 25 April 2014

 Hiểu đúng về nguyên nhân nám da để có cách phòng tránh cũng như cách chữa trị hiệu quả.

nguyên nhân nám da

1. Dấu hiệu nám da, tàn nhang:

 Xuất hiện các vùng da màu đốm nâu, có màu sắc thường không đồng nhất trên gò má, mũi và trán. Các vùng da này có thể xuất hiện đối xứng cả hai bên của khuôn mặt và có đặc điểm giống nhau. Để xác định hướng điều trị người chia làm hai loại nguyên nhân nám da chính: nám da từ bên ngoài và nám da từ bên trong.

>> phương pháp trị nám bằng lô hội

Nám da từ bên trong:
Nguyên nhân bị nám da do di truyền;
Nám da do thay đổi nội tiết: mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt…;
Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét.
Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại;
Do tâm trạng, tâm lý tinh thần, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài.

Nám da từ bên ngoài:
Do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt không hợp lý.
Do sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách.
Do sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài.
Do tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm,…
  Các nguyên nhân trên đều có đặc điểm chung là làm sản sinh, gia tăng hắc tố melamin dẫn đến nám, sạm, tàn nhang… gây mất thẩm mỹ cho người phụ nữ.

2. Phân tích các nguyên nhân gây nám da

Do ánh nắng mặt trời: Vì sao ánh nắng mặt trời lại gây nám da ? Tia UVA, UVB đặc biệt là tia UVA trong ánh nắng mặt trời đây là các tia rất có hại, khi tiếp xúc với bề mặt da gây sản sinh hắc to melamin một cách đột biên dẫn đến hình thành các đốm nâu hay còn gọi là nám da.
Do lão hóa da: Hàng ngày hàng giời con người đang phải đối mặt với hiện tượng lão hóa nhất là đối với phụ nữ. Và đây cũng chình là lý do tại sao lại có đến 90% phụ nữ ở tuổi 40 bị nám da.
Do rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ, mang thai, sau sinh, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tất cả những lý do này đều làm lượng hormone Estrogen và Progesteron tăng lên làm tăng sản sinh melanin ở da và gây nên nám da.
Do sử dụng hóa mỹ phẩm: lạm dụng mỹ phẩm làm trắng da hay một số thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng cũng dễ có nguy cơ bị nám da hơn.
  Hiểu đúng về nguyên nhân nám da là một khâu quan trọng không thể thiếu trong hướng điều trị nám da và tàn nhang. Cần lưu ý tránh sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc thuốc trị nám da không rõ nguồn gốc. Vì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn sắc tố da gây khó khăn cho việc điều trị và còn có nguy cơ nám da vĩnh viễn.

Nguồn tin: http://thuocnamda.vn/benh-phu-nu-duoc-peru/19-nam-da/241-nguyen-nhan-gay-nam-da-tan-nhang-vet-tham.html
Nám da là hiện tượng xuất hiện các vết màu nâu trên bề mặt của làn da, nó xuất hiện chủ yếu ở trên hai gò má đối xứng nhau. Vì sao có hiện tượng này, theo báo cáo các kết quả nghiên cứu của khoa học cho biết, sự hình thành nám là do quá trình biến đổi nội tiết tố nữ một cách đột ngột dẫn đến mất cân bằng nội tiết, từ đó sản sinh ra các hắc tố gọi là melamin. Hắc tố này biểu hiện trực tiếp trên bề mặt làn da.

bệnh nám da -1
Cấu trúc da

Nguyên nhân nám da

Nguyên nhân bên trong cơ thể
   Do di truyền: đây là một trong những nguyên nhân nám da phổ biến nhất
   Do thay đổi nội tiết: mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt
   Do bệnh phụ khoa, bệnh giun sán, sốt rét, hoặc do điều trị các bệnh về da trên vùng mặt.
   Do các vấn đề về tâm lý và tinh thần kéo dài

Nguyên nhân bên ngoài

    Do tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói, bụi, không khí
    Do chế độ ăn uống và dinh dưỡng
    Do thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi
    Do sử dụng thuốc và các loại mỹ phẩm

Cách phòng tránh nám da

    Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào các giờ cao điểm từ 10h-15h
    Hạn chế căng thẳng, thiếu ngủ, nên thư giãn và tập thể dục thể thao thường xuyên
    Chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh để bổ sung nước, vitamin và các chất xơ
    Hạn chế sử dụng các mỹ phẩm, thuốc làm trắng da tức thời do các mỹ phẩm này chứa các chất tẩy mạnh sẽ làm mỏng và yếu làn da, da sẽ dễ bị nám hơn khi tiếp xúc với các tác nhân gây nám bên ngoài môi trường. Bên cạnh đó nhiều loại mỹ phẩm có chứa thủy ngân sẽ chính là tác nhân gây nám da trực tiếp.
    Hướng đến các sản phẩm tốt cho da có nguồn gốc từ thiên nhiên, đặc biệt là qua chế độ dinh dưỡng.

Cách điều trị nám da

 Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da và cho cơ thể, ăn nhiều rau và hoa quả. Cung cấp cho cơ thể các chất như vitamin C, Beta carotene, vitamine E,… Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc,… Cần chánh các thức ăn cay nóng làm xung huyết da, các loại rượu, bia, …
 Lột da mặt: Có thể sử dụng một vài phương pháp lột da mặt. Tuy nhiên biện pháp này không được khuyên dùng bởi biện pháp lột da trị nám là phá hủy tế bào biểu bì tạo hắc tố bề mặt ẩn dưới lớp biểu bì. Nhưng một số tế bào biểu bì tạo hắc tố có thể nằm sâu hơn mức axit có thể thâm nhập. Kết quả là các tế bào này sẽ bám vào các tế bào khác để truyền sắc tố. Các nốt nám lại xuất hiện trở lại. Ngoài ra, phương pháp lột da đòi hỏi một chế độ phòng ngừa nghiêm ngặt trong vòng vài tháng. Nếu bạn không kiêng cữ được da bạn có thể rơi vào tình trạng nám vĩnh viễn.
    Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên làm giảm nám, tăng sức khỏe cho làn da.

Nguồn: http://thuocnamda.vn/benh-phu-nu-duoc-peru/19-nam-da/182-benh-nam-da.html
Nám là một hội chứng phức tạp, đa số phụ nữ tuổi 30 đều có thể mắc bệnh nám da ban đầu là những đốm nhỏ trên má, mũi, vùng mắt. Lâu dài các đốm này dày đặc hơn và tạo thành các vết màu đỏ hoặc màu tối trên mặt làm giảm thẩm mỹ.

bệnh nám da
Hẩu hết phụ nữ 30 đều dễ bị nám

Nguyên nhân gây nám da

  Có nhiều nguyên nhân gây nám da: di truyền, rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt hoặc do vấn đề về tinh thần. Một số nguyên nhân khác như chế độ dinh dưỡng, thiếu chất, tiếp xúc nhiều với ánh nắng, do việc sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm không đúng cách.

Cách phòng tránh nám da

- Phòng ngừa là cách tốt nhất để hạn chế và tránh nám da. Do đó, khi thấy da bắt đầu bị nhiễm sắc, cần tránh nắng tuyệt đối một thời gian để da phục hồi. Nếu da mặt bạn thuộc loại da nhạy cảm, rất dễ bị nám. Vì vậy cần chăm sóc một cách cẩn thận, đi nắng phải đội nón hoặc bôi kem chống nắng khi tắm biển, đặc biệt nên ăn nhiều rau quả tươi. Uống các thuốc gây cảm quang (nhạy cảm với nắng) như tetracyclin, doxicilin, sulfamid... mà phơi nắng, không đội mũ rộng vành rất dễ bị nám da.

- Bôi nhiều mỹ phẩm cũng có nguy cơ gây cảm quang... Các hoá chất được dùng nhiều trong các mỹ phẩm làm trắng da, chống nám... đều chứa lượng chất tẩy mạnh, có thể lúc mới dùng da được tẩy trắng trông rất đẹp, nhưng dùng một thời gian lâu, càng ngày da càng bị bào mòn, lớp da non sẽ hiện lên, nếu đi nắng rất dễ bị nám da; đồng thời trong kem có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu da mặt sẽ nám vĩnh viễn.

- Có khả năng làm giảm được vết nám của bạn bằng phương pháp lột da mặt, sử dụng bọt carbonique nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có một chế độ phòng ngừa nắng một cách nghiêm ngặt trong vòng 3 tháng và người ta gọi phương pháp này là 5 ăn 5 thua. Nếu bạn cảm thấy mình có đảm bảo rằng không đi ra nắng trong vòng 2 - 3 tháng thì mới có thể dùng đến biện pháp lột da mặt, bằng không chớ nên áp dụng vì có thể sẽ làm da bạn bị nám vĩnh viễn.

- Tuyệt đối không bôi thuốc hoặc mỹ phẩm cho dù thuốc hoặc mỹ phẩm đó đã được kiểm nghiệm qua một số người sử dụng mà không bị dị ứng hay bị tác dụng phụ nào.

Nguồn tin: http://thuocnamda.vn/benh-phu-nu-duoc-peru/19-nam-da/180-nam-da-nguyen-nhan-cach-chua.html

incoming search terms:

  • bệnh nám da
  • cách phòng tránh bệnh nám da

Saturday, 19 April 2014

 Viêm dạ dày là sự tổn thương lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Viêm dạ dày có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Nhận biết sớm viêm dạ dày để điều trị dứt điểm nếu không bện biến chứng viêm dạ dày mãn tính sẽ khó chữa và tốn kém hơn.

Nguyên nhân viêm dạ dày

Viêm dạ dày có thể gây ra bởi kích thích do uống rượu bia quá nhiều, nôn mãn tính, stress, hoặc sử dụng các thuốc kháng sinh chống viêm như aspirin, hoặc các nguyên nhân sau:
Nhiễm khuẩn H. Pylori: là vi khuẩn sống trong dịch nhầy của dạ dày. Nếu không được điều trị có thể gây ra loét dạ dày và một số trường hợp là ung thư dạ dày.
Thiếu máu ác tính: Xảy ra khi dạ dày thiếu chất cần thiết để hấp thụ vitamin B12
Trào ngược dạ dày: trào ngược dịch từ ống mật (nối giữa gan và túi mật) vào dạ dày
Nhiễm khuẩn và virus
Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng sang các bệnh khác như thiếu máu và đặc biệt là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm
Viêm dạ dày nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng viêm dạ dày

Triệu chứng viêm dạ dày có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên các triệu chứng thường gặp là
Buồn nôn hoặc khó chịu trong dạ dày
Đầy hơi
Đau bụng
Nôn
Khó tiêu
Cảm giác rát hoặc đau âm ỉ trong dạ dày giữa các bữa ăn hoặc về đêm
Nấc
Ăn không ngon miệng
Nôn ra máu hoặc màu café
Phân đen

Chẩn đoán viêm dạ dày

Chẩn đoán dạ dày có thể được thực hiện bằng các phương pháp
Nội soi dạ dày: sử dụng ống nhỏ có gắn camera đưa qua miệng tới dạ dày để soi vào niêm mạc dạ dày. Bác sĩ sẽ kiểm tra viêm và có thể thực hiện sinh thiết là lấy một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm máu: để kiểm tra lượng hồng cầu hoặc sự có mặt của vi khuẩn H. Pylori
Xét nghiệm phân: nếu mẫu phân có chứa máu thì cũng có thể là một dạng viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày

Dùng thuốc giảm axit hoặc các thuốc khác để giảm axit trong dạ dày
Tránh dùng đồ cay nóng
Đối với viêm dạ dày do nhiễm H. Pylori sẽ kết hợp giữa thuốc chống khuẩn và thuốc chống axit
Nếu viêm dạ dày do thiếu máu ác tính, có thể bổ sung vitamin B12
Hạn chế các chất kích thích dạ dày như lactose trong sữa hoặc gluten trong bột mì

Nguồn: http://thuocdaday.vn/tong-quan-benh-viem-da-day
Viêm dạ dày cấp tính là một khái niệm rộng bao gồm viêm trên niêm mạc dạ dày. Các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính có thể có cùng biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên chúng khác nhau về đặc điểm mô học. Viêm có thể trên toàn bộ dạ dày hoặc một vùng dạ dày (viêm hang vị dạ dày). Viêm dạ dày cấp tính có thể chia thành 2 nhóm: ăn mòn (ăn mòn nông, ăn mòn sâu, hoặc ăn mòn xuất huyết) và không ăn mòn (thường do vi khuẩn H. Pylori gây ra). Chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính có thể được thực hiện bằng cách điều tra lối sống của bệnh nhân và xét nghiệm sinh thiết thông qua nội soi.
Viêm dạ dày cấp tính chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 1% dân số. Tỷ lệ này đặc biệt cao với lứa tuổi trên 60.
viêm dạ dày cấp tính
Niêm mạc bị sưng và đỏ thể hiện viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính
  • Viêm dạ dày cấp tính có một số nguyên nhân, bao gồm một số loại thuốc, rượu bia, thiếu máu ác tính, vi khuẩn, virus, bệnh nấm, stress đột ngột, phóng xạ, dị ứng và ngộ độc thực phẩm, chấn thương. Cơ chế chính của tổn thương là sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và phòng thủ duy trì sự ổn định của niêm mạc dạ dày. 
  • Viêm dạ dày cấp tính ăn mòn có thể do nhiễm các tác nhân hoặc yếu tố gây bệnh, còn gọi là viêm dạ dày phản ứng. Các tác nhân này bao gồm thuốc chống viêm non-steroid (NSAID), rượu bia, ma túy, stress, phóng xạ, trào ngược dạ dày, và thiếu máu ác tính. NSAID là tác nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày cấp tính. 
  • Do trọng lực, tác nhân kích thích thường nằm ở phía đường cong lớn của dạ dày do quá trình sử dụng các NSAID thường năm ở vùng đó trong dạ dày. Các NSAID này làm suy giảm chất chịu axit của dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân của viêm dạ dày cấp tính, vi khuẩn hình xoắn H. Pylori là tác nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày tuy nhiên phần lớn là viêm đại tràng mãn tính. Viêm dạ dày do H. Pylori thường bắt đầu là viêm dạ dày cấp tính ở hang vị dạ dày, theo thời gian phát triển trên toàn bộ niêm mạc dạ dày và trở thành viêm dạ dày mãn tính.

  • Viêm dạ dày cấp tính do H. Pylori thường không có triệu chứng, vi khuẩn nằm trên lớp niêm mạc là lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lớp này bảo vệ dạ dày khỏi axit bằng cách sản sinh ra một lượng lớn enzym phân rã ure thành amoniac kiềm và CO2. Amoniac kiềm trung hòa axit trong dạ dày đồng thời cũng bảo vệ vi khuẩn này khỏi axit. H. Pylori cũng có đuôi giúp nó di chuyển và chất dính giúp bám vào lớp niêm mạc do đó nó có thể tiếp xúc với tế bào mô dạ dày. Vi khuẩn này gây viêm bằng cách kích hoạt một số độc tố và enzym kích hoạt IL-8 thu hút các vi khuẩn đơn và đa bào gây ra viêm dạ dày cấp tính.
nguồn: http://thuocdaday.vn/viem-da-day-cap-tinh
Điều trị viêm dạ dày phân ra hai nhóm chính: Nhóm bệnh loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H. Pylori Nhóm không do nhiễm H. Pylori. Bách hợp tràng khang đã được kiểm chứng và công nhận tác dụng trên cả hai nhóm do HP và không do nhiễm HP. Các chuyên gia bác sỹ đã chỉ ra rằng Bách Hợp Tràng Khang có những ưu điểm vượt trội so với các dược phẩm thông thường.

Hiệu quả đồng thời với cả hai nhóm viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori và không do nhiễm H.Pylori???






  • Gồm nhiều dược liệu đã được kiểm chứng và công nhận tác dụng trên cả hai nhóm  (theo dược điển, sách “Những vị thuốc và cây thuốc VN”- tác giả GS.Đỗ Tất Lợi, các  công trình nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Viện Dược liệu Việt Nam, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương…) như Chè dây, Lá khôi kết hợp với các dược liệu khổ sâm, bồ công anh, bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá.
  • Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam: Bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng trà dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, trà dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao. Trà dây có tác dụng làm sạch Helicobarter Pylori, chống viêm, giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của trà dây không có ở một số các loại tân dược khác. Sử dụng trà dây trong điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.
  • Lá khôi, đặc biệt là lá khôi tía chỉ có ở các vùng núi phía bắc, khi kết hợp với các dược liệu như khổ sâm, bồ công anh có tác dụng giảm độ acid của dạ dày, chống viêm, làm giảm co thắt cơ trơn và giảm cơn đau cấp tính theo cơ chế thần kinh trung ương, làm se vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương.
  •  Đảm bảo và phát huy cao nhất công dụng của các bài thuốc cổ truyền
  •  Tiện lợi hơn trong sử dụng so với các sản phẩm bào chế từ dược liệu thông thường (Bách Hợp – Tràng Khang chỉ cần dùng ngày 02 lần, mỗi lần 01 gói trong khi các sản phẩm thông thường cần phải dùng ít nhất ngày 03 lần với liều dùng lớn)

bách hợp tràng khang
Điều trị dứt điểm toàn diện viêm dạ dày
Hiệu quả nhanh vượt trội với các chế phẩm bào chế từ dược liệu thông thường
Bách Hợp Tràng Khang ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại có thể đưa được hàm lượng dược liệu vượt trội vào trong chế phẩm (gấp khoảng 20 lần các sản phẩm thông thường) vd: chè dây 4.000mg dược liệu/gói (thông thường khoảng dưới 200mg), lá khôi 1.000mg/gói (thông thường khoảng dưới 50mg), qua đó:
Tuyệt đối an toàn, không có các tác dụng phụ không mong muốn
Bào chế 100% từ các thảo dược thiên nhiên như chè dây, lá khôi, khổ sâm, bồ công anh, bạch truật, bạch phục linh, bạch thược, hoàng bá đã được công nhận và kiểm chứng (theo dược điển, tài liệu chính thống và các công trình nghiên cứu khoa học) về công dụng cũng như tính an toàn trong sử dụng.
 Sản phẩm đã được bộ Y tế cấp phép SĐK Và sản xuất trên dây chuyền sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn GMP – WHO (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được thế giới công nhận).
Nếu bạn bị viêm loét dạ dày, dạ dày cấp và mãn tính, bị ợ chua, buồn nôn. Hãy gọi nhanh tới tổng đài 19006603 0904599816 để được hỗ trợ kịp thời.


Nguồn: http://bachhoptrangkhang.vn/vi-sao-nen-dung-bach-hop-trang-khang-trong-dieu-tri-viem-da-day 

Friday, 18 April 2014

Viêm dạ dày (Gastritis) là viêm niêm mạc dạ dày và có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu của viêm dạ dày là uống rượu hoặc dùng thuốc chống viêm nhóm non-steroid dài ngày như aspirin hoặc ibuprofen. Viêm dạ dày cũng có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật, tổn thương tâm lý, bỏng, hoặc bệnh nặng. Viêm dạ dày cũng xảy ra với những người phẫu thuật giảm cân do sự tái cấu trúc lại đường tiêu hóa (Gastritis) là viêm niêm mạc dạ dày và có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu của viêm dạ dày là uống rượu hoặc dùng thuốc chống viêm nhóm non-steroid dài ngày như aspirin hoặc ibuprofen. Viêm dạ dày cũng có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật, tổn thương tâm lý, bỏng, hoặc bệnh nặng. 

Bách hợp tràng khang hỗ trợ điều trị dứt điểm đau dạ dày

Viêm dạ dày cũng xảy ra với những người phẫu thuật giảm cân do sự tái cấu trúc lại đường tiêu hóa. Các nguyên nhân mãn tính của viêm dạ dày là do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, trào ngược dạ dày mãn tính, và stress; rối loạn tự miễn cũng có thể gây ra viêm dạ dày. Triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu hoặc đau bụng.  Các triệu chứng khác là khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, và thiếu máu ác tính. Một số trường hợp có thể thấy đầy bụng hoặc nóng ở thượng vị. Một số phương pháp xét nghiệm viêm dạ dày là xét nghiệm máu, kiểm tra phân. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày bao gồm các thuốc chống axit như antibiotic, thuốc ức chế bơm proton, và tránh các đồ ăn cay nóng. Đối với trường hợp thiếu máu ác tính nên bổ sung vitamin B12.
Viêm dạ dày dưới kính hiển vi

1. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày

    Rất nhiều người bị viêm dạ dày mà không có triệu chứng nào. Tuy nhiên triệu chứng thường gặp là đau thượng và trung vị. Đau có thể âm ỉ, lan man, rát, đau quặn, đau dữ dội hoặc đau nhói. Vị trí đau thường ở phần bụng trên, nhưng cũng có thể ở bất cứ vị trí nào từ bên trái bụng trên tới lưng. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
Buồn nôn
Nôn (dịch nôn có thể trong, xanh hoặc vàng, có máu, hoặc toàn máu, tùy theo mức độ viêm).
Ợ hơi (nhưng không giảm đau).
Ăn nhanh no, không ngon miệng.
Giảm cân bất thường.
Loét dạ dày có thể kết hợp cùng với viêm dạ dày
Phân loại viêm dạ dày: thông thường viêm dạ dày có hai mức:
Cấp tính
Viêm dạ dày ăn mòn là viêm dạ dày ăn mòn niêm mạc gây ra do sự phá hủy các lớp niêm mạc bảo vệ. Sử dụng rượu bia không gây ra viêm dạ dày mãn tính nhưng làm mòn lớp niêm mạc dạ dày. Uống một chút rượu bia sẽ kích thích dạ dày tiết axit nhưng nếu uống nhiều thì không kích thích dạ dày tiết axit. Các thuốc chống viêm non-steroid ức chế enzyme COX-1 có vai trò tổng hợp các acid béo trong dạ dày, do đó tăng cường sự hình thành các vết loét dạ dày. Các thuốc chống viêm non-steroid nếu sử dụng dài ngày có thể gây ra viêm dạ dày.
Mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính có liên quan tới một số vấn đề trong mô dạ dày. Hệ miễn dịch của cơ thể trong một số trường hợp lại nhầm tưởng các chất do dạ dày sinh ra là tác nhân bên ngoài, do đó sinh ra các kháng thể chống lại. Các kháng thể này phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và góp phần gây ra viêm dạ dày. Viêm dạ dày cũng có thể do một số nguyên nhân về bệnh lý như nhiễm HIV/AIDS, bệnh Crohn, rối loạn mô liên kết, hoặc do rối loạn chức năng gan, thận.

2. Nguyên nhân

  • Vi khuẩn H. Pylori có trong dạ dày của hơn nửa dân số thế giới, và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh liên quan tới dạ dày. Vi khuẩn H. Pylori tấn công vào dịch nhày của dạ dày và gây ra viêm dạ dày mãn tính, hoặc gây ra các biến chứng phức tạp của bệnh dạ dày như loét dạ dày, u dạ dày, ..
  • Rượu bia và cafe
  • Rượu bia và café có thể phá hủy niêm mạc dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, gây ra viêm và loét. Những người có bệnh dạ dày và đường ruột được khuyến cáo không nên dùng café.

3. Chẩn đoán viêm dạ dày

Thông thường việc chẩn đoán bệnh dạ dày thường dựa trên miêu tả triệu chứng của bệnh nhân, tuy nhiên để tăng độ chính xác có thể sử dụng một số phương pháp:
  • Xét nghiệm máu, bao gồm cả xét nghiệm H. Pylori
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm phân.
  • Chụp X-quang.
  • Nội soi.
  • Sinh thiết dạ dày.

4. Điều trị viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày - tá tràng phân ra hai nhóm chính: Nhóm bệnh loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H. Pylori Nhóm không do nhiễm H. Pylori. (Thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức, do stress, bệnh gan mạn tính,…).
  • Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori: Việc điều trị thông thường là dùng các phác đồ điều trị tiệt trừ H. Pylori gồm thuốc chống loét kết hợp với kháng sinh.
  • Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng không do nhiễm H. Pylori: Việc điều trị thông thường gồm ngưng các thuốc gây loét,  điều trị với các thuốc chống loét. Trường hợp phải điều trị lâu dài các bệnh mạn tính với các thuốc có thể gây loét thì nên điều trị kết hợp với thuốc chống loét. Các thuốc chống loét dạ dày – tá tràng không do nhiễm H. Pylori gồm 3 nhóm: Thuốc kháng axít, Thuốc chống tiết axít và Thuốc bảo vệ niêm mạc.
Tác dụng không mong muốn:
Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thường có các tác dụng phụ như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Người bệnh sử dụng kháng sinh nếu bỏ dở điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau. Thuốc kháng axít: chủ yếu là các muối aluminium hoặc magnesium (hydroxide, phosphate) Các thuốc thường chỉ có tác dụng khoảng 1 – 2 giờ nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Các muối alumium thường gây táo bón; ngược lại, các muối magnesium thường gây tiêu chảy. Sử dụng các sản phẩm tân dược hiện nay có thể trở thành sát thủ thầm lặng để đẩy tình trạng bệnh nặng hơn. Thuốc giảm đau có công dụng cắt đứt được cơn đau trong tức thời nhưng chúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày sinh bệnh.


Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày – tá tràng toàn diện với Bách hợp tràng khang:
  • Hiệu quả đồng thời với cả hai nhóm viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori và không do nhiễm H.Pylori.
  • Hiệu quả nhanh vượt trội với các chế phẩm bào chế từ dược liệu thông thường.
  • Tuyệt đối an toàn và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Có thể sử dụng lâu dài với tác dụng phòng ngừa và hạn chế tái phát.

Nguồn: http://bachhoptrangkhang.vn/viem-da-day-la-gi 

Thursday, 17 April 2014

Trong dân gian có rất nhiều các cây thuốc quý, trong đó phải kể đến cây nha đam, nghệ có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Các cây thuốc này ngoài tác dụng chữa bệnh, chúng còn có tác dụng để làm đẹp da. Tuy nhiên bài viết này tôi chỉ xin đề cập - tác dụng chữa dạ dày của các cây thuốc trên.


1) Chữa bệnh dạ dày bằng Nghệ

Người ta thường kết hợp nghệ với mật ong trong điều trị đau dạ dày có hiệu quả cao hơn. 

Tác dụng: giúp tiêu hóa tốt, ngăn sự tiết dịch vị dạ dày. Ngoài ra nghệ còn có khả năng ức chế sự phát triển của khối u trong dạ dày và các cơ quan khác.

Nguyên Liệu:
- Nghệ vàng
- Sắn dây
- Quả chuối hột, chuối chát, xanh, non
Ba vị bằng nhau, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, sao dòn, tán mịn trộn đều, cất nơi khô ráo. Nếu không cso củ sắn dây thì có thể dùng bột sắn dây thay thế rồi nghiền mịn trộn đều với các vị trên.
- Mật ong 1-2 lit

Cách dùng và liều lượng:- Trước 3 bữa ăn, lấy 1 cái cốc sạch cho vào 150ml nước sôi để nguôi. Cho 3 muỗm café 15(g) nguyên liệu đã trộn vào nhau và 1 thìa café mật ong (10cc) khấy đều vào nhau.
- Sau khi ăn xong thi uống cốc thuốc trên. Uống 1 ngày 3 lần 3 bữa. Sáng – trưa – tối.

2) Chữa bệnh dạ dày bằng cây thuốc nha đam

Cây nha đam có tính mát, vị đắng, đi vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện, mát huyết.

Cách dùng và liều lượng :
20gr lô hội, 200gr dạ cẩm, 12gr nghệ vàng( tán bột mịn), 6gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia làm 2-3 lần.Thêm mai mực tái bột 10gr uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chưa nhiều. Điều trị 15-20 ngày là một đợt điều trị.

Sử dụng các bài thuốc trên giúp khắc phục các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt, hơn nữa còn là bài thuốc rất bổ, ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

Sunday, 13 April 2014

Ngoài việc uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả thì người bệnh cũng cần có một chế độ ăn dinh dưỡng và thủ pháp vận động khóa học. Ăn nhiều ngũ cốc thô và thực hành lắc tay là những giải pháp tốt để chữa viêm loét dạ dày do tác dụng tổng hợp của việc tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, kháng viêm và điều hoà thần kinh giao cảm.

Theo Đông y viêm loét dạ dày thuộc phạm vi các chứng vị quản thống. Tuỳ theo mức độ tiến triển của bệnh, phép chữa thường bao gồm các phương dược nhằm sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoặc hoạt huyết, hoá ứ tiêu viêm. Tuy nhiên, phạm vi bài này sẽ chỉ đề cập đến những biện pháp tự nhiên để người bệnh có thể tự vận dụng được.

Liệu pháp chữa viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống:
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chánh trong chế độ dinh dưỡng đối với ngưòi bị rối loạn tiêu hoá, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt. Ở đây, những thức ăn nầy có 3 tác dụng quan trọng. Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá các chất, cho việc tiêu hoá thức ăn. Hạt thô có nhiều chất chống oxy hoá quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày. Ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỷ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính. Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hoá cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẳn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước soup, nước canh trong bửa ăn. Bù lại, cách xa bửa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh soup. 

Không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hoá. Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hoà cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh. Ngược lại, ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng Magnesium, Selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả. Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hửu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.

Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bửa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày. Lớp tế bào nầy tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại. Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau. Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g.

Phất thủ liệu pháp:
Phất thủ liệu pháp (PTLP) còn gọi là phương pháp lắc tay, là một phương pháp khí công đơn giản, cũng có thể xem là một hình thức thiền động. Ngoài việc kích hoạt thăng giáng ở các đường kinh để thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, các động tác lắc tay liên tục và đều đặn có tác dụng làm gia tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hoá và điều hoà thần kinh giao cảm. Do đó, tập PTLP 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 20 đến 30 phút sẽ đáp ứng rất tốt quá trình chữa rối loạn tiêu hoá hoặc viêm loét dạ dày. Nên tập liền sau các bửa ăn, động tác lắc tay gây trung tiện hoặc ợ hơi nhiều lần sẽ giải quyết nhanh chóng triệu chứng đầy bụng và tạo điều kiện chữa lành các vết loét. 

Vận động:
Theo Đông y, “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Khí hoá của Tỳ Vị chỉ được kích hoạt và hoạt động điều hoà trong điều kiện có sự vận động của tứ chi hoặc cơ bắp. Vận động không chỉ giúp khí huyết lưu thông, nâng cao sức miễn dịch, kích thích tiêu hoá mà còn có thể làm sơ tiết Can khí. Một nét đặc thù có hại của lối sống hiện đại ngày nay là nhiều lo âu nhưng lại ít vận động thể lực. Ở một người bình thường, không quen thực hành những bài tập thiền hoặc thư giãn, chính vận động lại là yếu tố cần thiết để giải toả căng thẳng tâm lý cũng như những uất trệ khí huyết để giữ gìn sức khoẻ. Ở nhiều nơi người ta có cách tạo ra những phòng tập để giúp khách hàng vào đó hả giận, xả stress. Phòng tập được thiết kế nhiều hình nộm với mẫu mả khác nhau. Bạn có thể đến đó và tha hồ đấm đá vào một đối tác tưỡng tượng nào đang làm cho bạn tức giận! Chỉ năm mười phút sau, uất khí sẽ tan biến. Còn có một cách đơn giản và ôn hoà hơn. Tập aerobic hoặc thực hành đi bộ. Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần. Nghiên cứu cho thấy đi bộ có thể giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá. Hơn nữa, đi bộ còn làm cho cơ thể tiết ra chất dopamin và serotonin có thể giúp giảm stress và dẫn đến thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, mỗi ngày nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để tập một số động tác Yoga. Các động tác cúi, ngửa ở vùng bụng như các thế rắn hổ mang, thế đầu tựa gối, thế căng giãn lưng có thể giúp thư giãn cơ và thần kinh, điều hoà hoạt động nội tiết và tăng cường hoạt động khí hoá ở vùng trung tiêu để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá.

Những phương pháp chữa viêm loét dạ dày trên có thể được coi là hiệu quả nếu bệnh nhân chịu khó kiên trì. Ngoài những thủ pháp trên có thể kết hợp với các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, khi sử dụng giúp tiêu hóa tốt, một số thảo dượng có dược tính mạnh có thể làm se vết loét như lô hội hay còn gọi là nha đam hay chè dây.

Xem thêm: Người đau dạ dày nên ăn gì
Tổn thương hệ tiêu hóa cũng như tổn thương lớp niêm mạc dạ dày có thể gây các cơn đau cực kỳ khổ sở. Các dấu hiệu bệnh đau dạ dày có thể là: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ đến đau quặn bụng dẫn đến phải đi bác sĩ. 

Các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

1. Đau như kim châm
Vị trí đau cố định, đa phần do máu bị ứ đọng gây nên. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể, nhưng thường gặp ở vùng sườn ngực, dạ dày, và bụng dưới. Nếu không quá nghiêm trọng, có thể uống trà hoa hồng để hoạt huyết, làm tan máu tụ.

2. Đau chướng
Triệu chứng đau kèm theo cảm giác chướng, thường xuất hiện ở vùng sườn ngực, dạ dày (phần dưới khung ngực, trên rốn). Nếu triệu chứng đau lúc có lúc không, nhiều khả năng do viêm dạ dày mãn tính, hoặc loét dạ dày gây ra. Với triệu chứng này, có thể dùng trần bì ngâm nước uống giúp khí lưu thông. Nếu đầu và mắt thỉnh thoảng có cảm giác đau chướng, hoặc đau giật giật, có thể do dùng mắt hoặc não quá độ, cần nghỉ ngơi hợp lý. Trường hợp triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện nên kiểm tra huyết áp.

Dấu hiệu bệnh đau dạ dày bạn cần phải biết ngay
Rối loạn tiêu hóa

3. Đau không cố định
Cảm giác đau, nhưng không biết cụ thể đau ở chỗ nào. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng bụng, đa phần do khí gây nên, có thể dùng trần bì ngâm nước uống để lưu thông khí. Nếu triệu chứng này xuất hiện ở các khớp chân tay, nhiều khả năng do phong thấp, tốt nhất nên đi khám để điều trị kịp thời.

4. Đau ngầm
Chỉ cảm giác đau không nhiều, có thể chịu được, nhưng không dứt, thường xuất hiện ở các bộ phận như đầu, dạ dày, bụng… Đau ngầm thường do dương khí không đủ, cơ thể bị tích tụ hàn khí, thiếu hụt dưỡng chất. Do vậy, cần chọn liệu pháp bồi bổ khí huyết như ăn đường mạch nha, các món ăn có đương quy, hoàng kỳ.

5. Đau nhức nặng nề
Cảm giác đau, nặng nề, thường xuất hiện ở đầu, chân tay. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường ẩm thấp. Bởi vậy hút ẩm cho môi trường xung quanh là điều kiện hàng đầu để loại bỏ triệu chứng đau này.

6. Đau lạnh
Chỉ cảm giác đau đi kèm sợ lạnh, thích nóng, thường gặp ở vùng eo, bụng, các khớp chân tay…Có thể dùng khăn ấm, hoặc túi nước ấm chườm vào chỗ đau.

7. Đau nhói như bị cắn
Cảm giác đau như bị cắn, rất khó chịu. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng thường phức tạp và nghiêm trọng. Bởi vậy, khi thấy xuất hiện triệu chứng trên nên đi khám ngay để trị liệu kịp thời.

8. Đau như lửa đốt
Cảm giác đau như bị bỏng, thích lạnh, sợ nóng. Triệu chứng này chủ yếu do trong người quá nóng gây ra. Nếu vùng dạ dày thường bị đau như trên có khả năng bị viêm dạ dày cấp tính, cần đi khám ngay để điều trị kịp thời. Ngoài ra nên ăn nhiều rau quả để thanh nhiệt.

Friday, 11 April 2014

Một trong những dấu hiệu nhận biết dễ nhất của viêm dạ dày do HP gây nên cần chú ý và dễ phát hiện nhất là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Việc nhiễm HP lâu dài có thể làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của thành dạ dày đối với acid. Trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày, các bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc kháng axit để giảm tác dụng của axit trong dạ dày có thể gây hại lên thành của dạ dày. Có hai loại thuốc phổ biến được dùng. Loại đầu là loại thuốc chống axit H2 với các thuốc quen thuộc như Zantac, Pepcid, Tagamet. Loại thứ hai mạnh hơn bao gồm các thuốc như omeprazole hay tên thuốc hiệu là Prilosec, thuốc lansoprazole hay có tên hiệu là Prevacid, thuốc esomeprazole hay tên hiệu là Nexium.

Điều trị viêm dạ dạ dày do HP gây ra.


Tuy nhiên các thuốc này không có tác dụng loại bỏ hẳn HP khỏi môi trường dạ dày. Vì vậy khi ngừng thuốc, bệnh vẫn quay trở lại. Để điều trị dứt hẳn HP, các bác sĩ thường phải kê thêm đơn thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh phổ biến dùng cho viêm loét dạ dày do HP bao gồm amoxicillin (hay còn gọi là Amoxil), clarithromycin (hay còn gọi là Bianxin), thuốc metronidazole (hay còn gọi là Flagyl), và thuốc tetracycline. Nói về liệu pháp điều trị loại bỏ HP khỏi dạ dày, bác sĩ Paul Choi cho biết:

Thường để điều trị HP thì cần mất 2 tuần trị liệu. Điều trị bao gồm thuốc kháng acid, và 2 loại kháng sinh khác nhau trong 2 tuần. Hiệu quả của việc điều trị cho thấy 85 đến 90% các ca không còn HP. Không chỉ bạn giảm được nguy cơ bị các bệnh dạ dày mà các số liệu chứng minh cho thấy việc không còn HP cũng giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Tuy nhiên việc điều trị viêm dạ dày do HP gây nên cũng gặp những khó khăn nhất định vì khả năng kháng thuốc của loại vi khuẩn này. Chính khả năng kháng thuốc này đã làm hiệu quả điều trị bệnh giảm. Các nghiên cứu cho thấy việc kháng thuốc này thường xảy ra với các bệnh nhân đã từng được điều trị với kháng sinh clarithromycin, erythromycin hay metronidazol trước kia. Chính vì vậy mà có những trường hợp bác sĩ phải kê đơn nhiều loại kháng sinh một lúc kết hợp với thuốc chống acid trong quá trình điều trị.

Có những bác sĩ sau khi điều trị xóa bỏ HP cho bệnh nhân, muốn xác định chắc chắn kết quả tốt, sẽ yêu cầu bệnh nhân thử hơi thở hoặc thử phân để xác định. Việc nội soi dạ dày để xét nghiệm trong trường hợp này là không cần thiết, còn thử máu thì không chính xác vì thường phải mất nhiều tháng trước khi có kết quả chính xác. Những bệnh nhân không hết HP, thường phải được điều trị với một kết hợp thuốc khác lúc đầu.

Hiện vẫn còn tồn tại những tranh cãi xung quanh việc có nên điều trị dứt hẳn HP cho cả những người nhiễm HP nhưng không có dấu hiệu viêm loét dạ dày. Hiện các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn thống nhất việc điều trị hết hoàn toàn HP có thể cải thiện chứng khó tiêu không kèm viêm loét, vốn là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân có được những cải thiện rõ rệt với chứng khó tiêu không kèm viêm loét sau khi được điều trị HP. Ngoài ra có nhiều trường hợp người bệnh nhiễm HP suốt đời nhưng không phát triển thành bệnh.

nguồn: Tổng Hợp
Tôi bị đau dạ dày khi đi khám và xét nghiệm, tôi được các bác sỹ xác định là viêm dạ dày do HP gây lên. Khi nghe được thông tin này, người thân trong gia đình tôi rất lo sợ và tìm cách xa lánh mỗi khi phải tiếp xúc gần tôi. Tôi muốn biết bệnh do HP gây nên có lây khôn? Nếu có thì có biện pháp nào để phòng lây lan?

HP sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày
Helicobbacter Pylori là một trong những vi khuẩn sản sinh ở đường ruột, gây lở loét dạ dày, bao tử, rất dễ lây lan trong quá trình sinh hoạt chung. Người ta có thể bị nhiễm vi khuẩn HP do lây truyền từ người sang người có thể qua đường miệng hoặc tiếp xúc với phân người bị bệnh. Điều này giải thích tại sao bệnh thường phổ biến tại những nước nghèo và có điều kiện vệ sinh kém. 

Đối với bệnh đau dạ dày nếu không chữa trị kịp thời, rất có thể vi khuẩn này sẽ phát tán ra nhiều cơ quan khác gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan này.

Người bị mắc bệnh dạ dày đói sẽ có cảm giác cồn cào, cuộn trào như có lửa trong vùng bụng, khi ăn lại thấy chướng bụng, không tiêu, đầy hơi, khó chịu… năng nhất vẫn là lở loét và ung thư dạ dày với triệu chứng nôn ra máu. 

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày chủ yếu là do ăn uống thiếu khoa học và điều độ, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Việc điều trị bệnh viêm dạ dày rất khó vì ngoài dùng thuốc cần phải phối hợp chế độ ăn uống kiêng khem rất kỹ, tuy nhiên không phải người nào cũng tuân thủ những nguyên tắc này. Đặc biệt, vi khuẩn HP- Nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày lại là vi khuẩn rất dễ lây lan, nếu không biết cách vệ sinh và sinh hoạt đúng cách, bệnh có thể lan truyền đến rất nhiều người. Do không biết đến sự lây lan của bệnh đau dạ dày nên nhiều gia đình cùng mắc bệnh viêm dạ dày mà không biết nguyên nhân từ đâu.

Xem thêm Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP thường lây lan qua các đường:

1. Đường miệng: do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp vệ sinh. ở Việt Nam, truyền thống dùng chung mâm hàng ngày đã trở thành thói quen và thông lệ ở hầu hết các gia đình, từ chấm chung chén mấm, hay dùng đũa gắp thức ăn trong tô canh,… khiến cho những vi khuẩn HP theo nước miếng qua các dụng cụ như muỗng đũa rơi vào thức ăn, sau đó theo thức ăn vào hệ tiêu hóa của người khác. Trường hợp lây truyền qua đường miệng có thể là do hôn nhau hoặc do mẹ dùng miệng mớm thức ăn cho con. Do vậy hôn cũng có thể bị lây bệnh dạ dày.



2. Qua phân: do mật độ vi khuẩn HP chưa trong dạ dày cao hơn so với bình thường nên có thể dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Lây truyền qua đường này có có nguyên nhân gián tiếp do ruồi, gián chuột…. Những sinh vật này có thể nhiễm vi khuẩn bênh ngoài và mang chúng vào thức ăn nếu chúng ta không đậy đệm thức ăn thật kỹ. Nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý mà đã sử dụng cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp xâm nhập và cơ thể người. 

Ngoài ra, các vật nuôi như chó, mèo… cũng mang mầm bệnh này và lây truyền qua chúng ta. Khi đi khám các bệnh về dạ dày nếu gặp phải những dụng cụ chưa được vô trùng kỹ, cũng khiến người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp trong quá trình khám bệnh.



Vi khuẩn Hp khi vào cơ thể người sẽ xâp nhập vào lớp nhầy niêm mạc của dạ dày khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit, làm suy yếu lớp nhầy, đồng thời chúng cũng sẽ tiết ra rất nhiều độc tố hủy hoại các lớp tế bào dưới lớp nhầy. bị phá hủy, lớp nhầy sẽ hoạt động vô cùng yếu, khiến cho thức ăn vào hệ tiêu hóa sẽ không được tiêu hóa hết, ứ đọng và gây khó chịu cho dạ dày.


Biện pháp phòng tránh viêm dạ dày

Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày, phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa thật sạch, nếu có vật nuôi trong nhà nên tắm và vệ sinh chúng hàng ngày, tránh tiếp xúc nhiều với chúng. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh, hạn chế móm thức ăn cho trẻ. Rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh và trước khi ăn để phòng ngừa vi khuẩn HP và rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Nên đậy thức ăn thật kỹ và ăn chín, uống sôi cho dạ dày khỏe mạnh.

Xem tiếp: Cách điều trị HP như thế nào
Đau dạ dày là một chứng khá phổ biến ở nước ta, ngoài các nguyên nhân về chế độ ăn, hay áp lực làm việc, thì nguyên nhân do vi khuẩn HP gây viêm nhiễm được xem là nghiêm trọng hơn cả.

Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn gram (-) nuôi cấy trong môi trường gelose socolat hoặc gelose máu. Dưới kính hiển vi có dạng chữ S, dấu phẩy hoặc hình cung dài, một đầu có túm roi (3-5 roi). Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm. HP có nhiều men để giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease: một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó tạo ra môi trường axit thích hợp cho vi khuẩn phát triển nhưng lại gây tổn thương loét cho niêm mạc dạ dày. Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn HP
Hình ảnh mô tả: Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày


Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt. Do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung.

Khoảng 65-85% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm HP và khi dùng thuốc diệt HP thì phần lớn khỏi viêm loét. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy HP là thủ phạm chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định, HP không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày - hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư.

Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng trên kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Wednesday, 9 April 2014

Ngoài công dụng làm đẹp da cho chị em phụ nữ, nghệ vàng còn vị thuốc quý thường được dân gian sử dùng để chữa bệnh. Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng kích thích tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày.
chữa bệnh dạ dày bằng nghệ
  Bột nghệ vàng với một lượng mật ong để chữa loét dạ dày
Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật o­ng. 
Mật o­ng là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng… với liều 20-50 g/ngày. Mật o­ng cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật o­ng giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật o­ng, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.
Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật o­ng (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật o­ng. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành.

Ngoài ra nghệ vàng còn được dân gian sử dụng làm thuốc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, huyết ứ sau khi sinh, đẹp da và làm hạ cholesterol máu. Nghệ vàng còn được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu...

Phổ biến